Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Thực hiện trí tuệ Tam Minh

Khi tâm có niệm không phóng dật, thì ngay lúc bấy giờ chúng ta thành tựu niệm tuệ tối thắng tức là trí nhớ vô cùng tận, không có một điều gì ở quá khứ mà không nhớ (Túc Mạng Minh). Khi tu tập đạt niệm tuệ tối thắng xuất hiện thì mới bắt đầu có trí tuệ.

Niệm tuệ tối thắng chưa phải là trí tuệ, khi chúng ta tu tập nó sẽ tiếp tục nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Từ sự tu tập đó ta mới có trí tuệ, nên Đức Phật dạy: “Vị ấy có trí tuệ”.

Khi có trí tuệ ta tiếp tục tu tập rèn luyện để thành tựu trí tuệ về sanh diệt (Thiên Nhãn Minh), thành tựu trí tuệ nhập Thánh thể tức là Niết Bàn, đưa đến đoạn tận khổ đau (Lậu Tận Minh). Ở đoạn kinh này các nhà học giả không thể hiểu được và cũng không thế nào kiến giải và tưởng giải được.

Xin đọc lại đoạn kinh này, rồi chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn tu tập thì sẽ hiểu rõ hơn: “Thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập đưa đến đoạn tận khổ đau”. Thành tựu trí tuệ về sanh diệt chỉ là một lời nói nhắc nhở chúng ta tu tập có trí tuệ thì phải thành tựu trí tuệ về sống chết tức là trí tuệ Lậu Tận Minh, chứ không phải có trí tuệ nhớ lại nhiều đời nhiều kiếp mà thôi.

Muốn thành tựu trí tuệ về sự sống chết thì phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi mà dẫn trí tuệ về sanh tử, về Bát Thánh Đạo, về nhân quả. Khi thành tựu trí tuệ về sanh tử xong thì tiếp tục dùng Trạch Pháp Giác Chi dẫn trí tuệ nhập vào Thánh thể (Niết Bàn) để hoàn toàn đoạn tận khổ đau.

Đây là phương pháp tu tập để thực hiện trí tuệ Tam Minh. Và đây là phương pháp cuối cùng trong Đạo Phật.